Hiện nay, phần lớn dân cưnước ta vẫn đang sống và làm việc tại nông thôn. Theo số liệu của tổng cục thống kê, tại thời điểm 2003 có 60.003.290 người sống ở nông thôn, chiến 74,2% dân số cả nước (so với 79,9% tại thời điểm 1993)12. Do vậy, chừng nào chưa bao phủ hết vùng nông thôn thì chừng đó chưa thể nói đạt được BHYT toàn dân.
Hiện nay, ngoài những hộ gia đình nghèo ở nông thôn được cấp thẻ BHYT miễn phí và một số ít khác là đối tượng tham gia BHYT bắt buộc (hưu trí, người có công với cách mạng, cán bộ xã, cán bộ y tế, giáo viên vv), số người tham gia BHYT tại khu vực nông thôn hiện vẫn chiếm tỷ lệ rất thấp. Năm 2004, tổng số người tham gia BHYT tự nguyện cho các hộ gia đình hoặc theo các hội, đoàn thể … trong cả nước là khoảng 249000 người13, bao phủ một phần rất nhỏ dân cưở nông thôn. Tất cả các chương trình BHYT tự nguyện đã triển khai trong nhiều năm qua ở những thời điểm khác nhau, tại các khu vực khác nhau đều kém bền vững.
Nguyên nhân của sự không bền vững trong các chương trình BHYT tự nguyện bao gồm: Người dân không đủ khả năng đóng phí bảo hiểm, không được Nhà nước cùng chia sẻ phí BHYT hoặc ưu tiên sử dụng đồng tiền cho các mục đích khác cấp bách hơn; Người dân tuy có khả năng nhưng không muốn tham gia bảo hiểm, vì quyền lợi không hấp dẫn (do vẫn phải tự chi phí nhiều khỏan khi đi khám – chữa bệnh; do tinh thần thái độ của y tế chưa tốt; do không tin tưởng vào chất lượng khám chữa bệnh BHYT);
Quỹ BHYT mất khả năng cân đối (do mức phí thấp, do hiện tượng lựa chọn bất lợi “adverse selection”, do khả năng quản lý quỹ kém); Do người dân chưa có đủ hiểu biết và “thực hành” BHYT. Do chính năng lực vận động, tuyên truyền và triển khai của cơquan quản lý quỹ BHYT.
Chính sách về BHYT tự nguyện ở khu vực nông thôn hiện hành chưa đảm bảo khắc phục được những cản trở nêu trên. Khả năng phát triển diện
bao phủBHYT tự nguyện trên diện rộng ở nông thôn là rất thấp. Kinh nghiệm
quốc tế cũng cho thấy có rất ít bằng chứng thuyết phục về sự bền vững của
các chương trình BHYT tự nguyện tương tự.