Truyền thông cho doanh nghiệp là một khái niệm hết sức quan trọng mà bất cứ nhà lãnh đạo doanh nghiệp nào cũng cần phải biết. Đây là công việc yêu cầu người lãnh đạo phải biết cách quản lý, sắp xếp, và thực hiện hiệu quả công tác giao tiếp với các đối tượng như: nhân viên nội bộ, giới báo chí, khách hàng, đối tác, v.v…Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin về định nghĩa cũng như cách quản trị truyền thông cho doanh nghiệp sao cho hiệu quả nhất.
Thế nào là truyền thông cho doanh nghiệp?
Là phương thức quản lý, bố trí và sắp xếp hoạt động lan tỏa thông điệp nội bộ lẫn phía bên ngoài đến với đội ngũ nhân viên, khách hàng, công chúng, hoặc thậm chí là cả đối thủ của công ty.
Mục đích của quản trị truyền thông cho doanh nghiệp chính là xây dựng hình ảnh vững chắc và tạo sự nhất quán trong suốt quá trình lan tỏa thông điệp đến với các đối tượng tiếp cận. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể thể hiện đúng tinh thần vốn có cũng như sự gắn kết đã tồn tại xuyên suốt trong những năm tháng thành lập và phát triển của công ty.
Xây dựng hình ảnh vững mạnh nhờ quản trị truyền thông doanh nghiệp
Quy trình truyền thông chuẩn mực cho doanh nghiệp chỉ với 5 bước
Bước 1: Hiểu rõ mục tiêu
Trước hết, doanh nghiệp cần phải đặt ra câu hỏi: Mục tiêu trong việc xây dựng chiến dịch truyền thông là gì? Bởi vì đây là tiền đề để thương hiệu dựa vào và tạo ra kế hoạch gia tăng doanh thu hoặc đưa ra một chiến dịch quảng cáo hiệu quả. Cụ thể, doanh nghiệp cần phải định hướng hình ảnh, nội dung, sản phẩm phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng khác nhau. Nhờ đó, ta có thể đưa ra cách thức tiếp cận hiệu quả.
Bước 2: Người chịu trách nhiệm chính cho chiến dịch này là ai?
Khi triển khai quy trình quản trị truyền thông, người lãnh đạo cần quyết định ai là người có khả năng quản lý tốt bộ phận này. Để có thể hoàn thành vai trò của một người quản lý của một quy trình truyền thông, một người cần phải đáp ứng đủ những kỹ năng cơ bản sau:
- Kỹ năng viết lách.
- Kỹ năng nghiên cứu và phân tích thông tin.
- Có tư duy phản biện, khả năng sáng tạo tốt.
- Có khả năng đo lường mức độ hiệu quả của chiến dịch truyền thông.
Xác định mục tiêu và người chịu trách nhiệm chính
Bước 3: Thiết lập lộ trình
Sau khi xác định được mục tiêu, doanh nghiệp cần triển khai thành một kế hoạch chi tiết và cụ thể về toàn bộ hoạt động truyền thông của mình. Lộ trình này phải đáp ứng đủ:
- 5 tiêu chí thuộc mô hình SMART.
- Đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp gồm: cơ quan ban ngành, người có sức ảnh hưởng, chuyên gia đầu ngành, giới báo chí-truyền thông.
- Áp dụng công cụ và lựa chọn hình thức tiếp cận để xây dựng lên một chiến dịch truyền thông thành công.
Bước 4: Dự đoán ngân sách cần chi trả
Việc tính toán kỹ lưỡng ngân sách, kinh phí cho toàn bộ hoạt động truyền thông là một việc làm không thể thiếu trong quá trình triển khai xây dựng kế hoạch. Lý do là vì đây là bước giúp doanh nghiệp cân bằng được các khâu thuộc quy trình và quản lý chi tiêu làm sao cho hợp lý nhất. Do đó, người chịu trách nhiệm chính phải đưa ra con số cụ thể cho từng danh mục để doanh nghiệp chuẩn bị một cách chu đáo nhất.
Bước 5: Tiến hành thực thi kế hoạch
Doanh nghiệp cần chú ý đánh giá kế hoạch thường xuyên và xem đây là một phần của chiến lược để doanh nghiệp có thể dễ dàng nhìn thấy những điểm mạnh cũng như mặt hạn chế của mình. Nhờ vào việc thường xuyên kiểm tra và rà soát như thế này, doanh nghiệp có thể hạn chế tối đa rủi ro trong quá trình thực hiện kế hoạch.
Triển khai kế hoạch chi tiết và dự trù kinh phí
Tạm kết
Bài viết trên đây đã mang lại cho bạn đọc thông tin về khái niệm và cách quản trị truyền thông cho doanh nghiệp sao cho hiệu quả nhất. Mong rằng, đây sẽ là kiến thức bổ ích phục vụ doanh nghiệp xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu vững mạnh trước công chúng cũng như các bên đối tác liên quan của mình.
>>Xem thêm: Quản trị truyền thông đa kênh trong doanh nghiệp