Những khủng hoảng truyền thông luôn là nỗi lo đối với các cấp quản lý của doanh nghiệp vì những tổn thất rất lớn mà các doanh nghiệp phải hứng chịu. Hãy cùng tìm hiểu doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì để tránh gặp phải những khủng hoảng trong bài viết dưới đây nhé.
Giải pháp cho những khủng hoảng truyền thông
Khủng hoảng truyền thông là gì?
Khủng hoảng về truyền thông là những tình huống khẩn cấp xảy ra bất ngờ, đe dọa đến tình hình hoạt động của các doanh nghiệp. Nó được xem như một sự kiện mang tính tiêu cực đối với các nhà lãnh đạo của công ty. Khi các sự kiện này xảy ra sẽ được các nhà báo quan tâm. Nếu không giải quyết kịp thời, chúng sẽ lan đi rất nhanh và gây tổn thất nặng nề cho doanh nghiệp.
Đặc tính của khủng hoảng truyền thông
Bất ngờ
Giống như những cơn sóng thần, những khủng hoảng sẽ ập đến một cách bất ngờ. Khi đối diện với những khủng hoảng này, doanh nghiệp sẽ rơi vào trạng tháng không biết xử lý như thế nào và không thể biết trước được hậu quả tiếp theo. Vì vậy, các doanh nghiệp cần chuẩn bị trước những chiến lược để vượt qua những cơn khủng hoảng này.
Lan rộng nhanh
Một khi những khủng hoảng đã xảy ra, chúng sẽ lan truyền rất nhanh và gây thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp. Nếu không có kế hoạch từ trước , doanh nghiệp không làm chủ được tình hình và khiến cho những khủng hoảng chồng chất khủng hoảng. Đặc biệt là khi chúng ta đang sống trong thời đại mạng xã hội đang rất phát triển, chỉ cần một tin tức nhỏ mang thông tin tiêu cực về doanh nghiệp của bạn cùng sẽ được thổi phồng lên rất nhanh.
Gây thiệt hại nặng nề
Khủng hoảng truyền thông luôn mang lại những ảnh hưởng tiêu cực cho các doanh nghiệp về thương hiệu, hình ảnh,.. trên thị trường. Khi những tin tức sai lệch được lan truyền kéo theo đó là uy tín của doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng cũng tuột dốc theo. Nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến làn sóng tẩy chay từ khách hàng. Điều này sẽ làm cho doanh thu của doanh nghiệp sụt giảm, thậm chí phải đóng cửa.
Phòng tránh khủng hoảng truyền thông bằng cách nào?
Các doanh nghiệp cần phải cải thiện chính mình
Các doanh nghiệp luôn luôn cần phải cải thiện sản phẩm, dịch vụ của bản thân và luôn đặt mục tiêu trở nên tốt nhất. Doanh nghiệp hãy chú trọng vào việc quản lý chất lượng, cần có những quy trình và báo cáo minh bạch và nhanh gọn, tránh bỏ qua những thiếu sót có thể gây ra những mối hiểm hoạ tiềm tàng.
Hãy chuẩn bị một kế hoạch quản trị khủng hoảng truyền thông
Các doanh nghiệp không thể lường trước được những khủng hoảng nào sẽ xảy ra với doanh nghiệp của mình, và cũng không chắc chắn sẽ không có khủng hoảng nào xảy ra. Vì thể, hãy chuẩn bị một kế hoạch quản trị khủng hoảng thật kỹ lưỡng. Hãy dự đoán những khủng hoảng có thể xảy ra trong tương lai và cụ thể hoá nó bằng một tình huống, việc này sẽ giúp các doanh sẽ thích ứng nhanh hơn khi khủng hoảng xảy ra. Nếu được, các doanh nghiệp nên xây dựng riêng một đội ngũ xử lý khủng hoảng truyền thông.
Chuẩn bị kế hoạch quản lý khủng hoảng
Minh bạch những thông tin và tối ưu hoá các kênh truyền thông.
Hãy xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp với báo chí. Ở một khía cạnh nào đó, các nhà báo chính là một trong những nguồn phát tán những tin tức về khủng hoảng mà các doanh nghiệp đang gặp phải. Việc xây dựng mối quan hệ với báo chí không chỉ dừng lại ở một vài cơ quan báo chí, mà là cả quá trình xây dựng những kênh thông tin tin cậy giữa doanh nghiệp và báo chí, quá trình này sẽ tốn rất nhiều thời gian của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải minh bạch những thông tin về các hoạt động của doanh nghiệp, việc này sẽ giúp ích trong cả việc phòng tránh và xử lý khủng hoảng rất nhiều.
Xây dựng kênh truyền thông nội bộ
Những khủng hoảng có thể đến từ các tác động bên trong và cả bên ngoài, nhưng thường các doanh nghiệp thường không chú trọng vào các hoạt động nội bộ. Những tác động từ bên trong doanh nghiệp sẽ khiến các doanh nghiệp hoàn toàn sụp đổ hoàn toàn. Những khủng hoảng đến từ bên trong doanh nghiệp thường do các nhân viên không được đào tạo tốt về văn hoá doanh nghiệp. Vì thế các doanh nghiệp cần phải tập trung vào việc training nội bộ cho các nhân viên về tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp, nhằm giúp cho nhân viên tin tưởng hơn vào ban lãnh đạo của công ty
Xây dựng tốt truyền thông nội bộ
>>> Xem thêm : Cách hạn chế khủng hoảng truyền thông xảy ra
Tổng kết
Bài viết trên đã phân tích rõ về đặc tính của khủng hoảng truyền thông cũng như gợi ý cho bạn những cách để phòng tránh những khủng hoảng xảy ra. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc quản lý những khủng hoảng truyền thông.