Gói cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, liệu có phải giải pháp tài chính an toàn trong kinh doanh?

Khi nhắc đến kinh doanh, nhất là đối với các doanh nghiệp mới thành lập thì nỗi lo về vốn luôn thường trực. Và một trong những giải pháp tài chính được nhiều công ty, tổ chức lựa chọn là tham gia vào các gói cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các ngân hàng. Nhưng liệu đây có phải là giải pháp an toàn va hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.

1. Tầm quan trọng của vồn trong hoạt động kinh doanh

Vốn luôn là yếu tố quan trọng được xếp hàng đầu để phát triển doanh nghiệp, vì nó là một yếu tố đầu vào cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và là điều kiện vật chất không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp. Có được một khoảng vốn ban đầu cố định chính là nền tảng phát triển lâu dài cho doanh nghiệp. Nếu không có vốn, doanh nghiệp sẽ không thể tính toán hay hoạch định kế hoạch chiến lược kinh doanh.

Về mặt pháp lý, các doanh nghiệp vẫn cần khai báo với nhà nước về điều này trong hồ sơ, thủ tục đăng ký kinh doanh, lúc này còn được gọi là vốn pháp định.

Bên cạnh những vai trò trên, vốn doanh nghiệp không ngừng tăng lên còn thể hiện sự vươn lên không ngừng của doanh nghiệp đó, nhất là quy mô sản xuất kinh doanh để đảm bảo quá trình tái sản xuất được diễn ra liên tục.

Một doanh nghiệp thiếu hụt về vốn sẽ dẫn đến những tình trạng như: sản xuất trì trệ, không đáp ứng đúng hợp đồng với khách hàng, không đủ tiền thanh toán với các nhà cung ứng, mất uy tín trong giới kinh doanh, v.v… Những khó khăn này nếu không được tháo gỡ kịp thời sẽ khiến doanh nghiệp thua lỗ trầm trọng và phá sản.

Để xếp loại các doanh nghiệp lớn, nhỏ hay trung bình, tất cả đều dựa trên vốn kinh doanh. Điều kiện nhằm khẳng định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường. Trong cơ chế thị trường, dưới tác động của quy luật canh tranh, cùng với khát vọng lợi nhuận, các doanh nghiệp phải không ngừng phát triển vốn kinh doanh của mình, cho nên nhu cầu về vốn kinh doanh của doanh nghiệp là rất lớn.

Để đảm bảo chiến thắng trong cạnh tranh, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, tất yếu các doanh nghiệp phải năng động nắm bắt nhu cầu thị trường, đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm, hạ giá thành. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phai có nhiều vốn. Vốn đã trở thành động lực và là yêu cầu cấp bách đối với tất cả các doanh nghiệp.

Chỉ có vốn trong tay mới có thể giúp doanh nghiệp đầu tư hiện đại hóa sản xuất, tồn tại trong môi trường cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận. Nhu cầu về vốn để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cho sự phát triển ngành nghề mới đã trở thành một đòi hỏi cấp thiết với tất cả các doanh nghiệp nói chung cũng như doanh nghiệp thương mại nói riêng. Như vậy, vốn kinh doanh đóng vai trò quan trọng, là điều kiện tiên quyết trong quá trình đầu tư, phát triển của doanh nghiệp, tạo lợi thế cạnh tranh và đứng vững trong nền kinh tế thị trường.

Những lý do trên đây, đủ để thấy vốn kinh doanh có một vai trò hết sức to lớn đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, về mặt lý thuyết là thế nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ vốn để duy trì hoạt đọng kinh doanh. Đứng trước tình hình này, nhiều ngân hàng đã vào cuộc giúp doanh nghiệp gỡ rối, điển hình như Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín – Vietbank đã mở ra các gói cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ vietbank giúp nhiều doanh nghiệp tìm được giải pháp tài chính cho công ty, tổ chức của mình.

2. Tìm hiểu hình thức vay thế chấp doanh nghiệp

Đây là hình thức đòi hỏi doanh nghiệp vay vốn phải có tài sản đảm bảo để thế chấp cho ngân hàng, ví dụ như: tài sản cố định của doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh,… ngân hàng sẽ giữ những giấy tờ liên quan về tài sản này nhưng quyền sở hữu vẫn thuộc về doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không có khả năng trả nợ thì buộc phải chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho phía ngân hàng để thanh lý trả nợ.

Hiện nay, với hình thức vay thế chấp doanh nghiệp, hầu hết các ngân hàng có những gói vay sau:

  • Cho vay bổ sung vốn lưu động
  • Cho vay theo dự án đầu tư
  • Cho vay thanh toán

Riêng đối với ngân hàng Vietbank, còn hỗ trợ thêm một số gói sản phẩm cho vay doanh nghiệp khác như:

  • Tài trợ vốn dành cho doanh nghiệp mới thành lập
  • Tài trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nghành nhựa
  • Cho vay đại lý xe ô tô
  • Cho vay mua xe ô tô
  • Cho vay doanh nghiệp có tài sản đảm bảo

Lãi vay ngân hàng vietbank được tính riêng theo từng gói sản phẩm mà khách hàng doanh nghiệp chọn lựa. Tuy nhiên, Vietbank luôn được đánh giá tốt về khoản này trong mắt các doanh nghiệp. Dù thành lập sau các ngân hàng lớn khác, nhưng Vietbank đã nhanh chóng khẳng định được vị thế của mình trong thị trường tài chính cạnh tranh gắt gao như hiện nay.

3. Lợi ích của vay thế chấp doanh nghiệp

Ngoài việc bổ sung vốn kịp thời cho doanh nghiệp thì hình thức vay thế chấp còn có những lợi ích như:

  • Được vay với số tiền lớn, có khi lên đến hàng trăm tỷ đồng, giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh,…
  • Khoản tiền vay được tính tương đương đối với tài sản thế chấp nên tài sản có giá trị cao, khoản tiền vay càng lớn.
  • Doanh nghiệp vay vốn lên tới 70-80% giá trị TSĐB.
  • Lãi suất hấp dẫn, linh hoạt
  • Thời gian vay kéo dài, không cảm thấy áp lực khi trả nợ.

cho vay doanh nghiệp - giải pháp tài chính được ưa chuộng hiện nay

4. Điều kiện vay thế chấp doanh nghiệp

  • Chứng minh được doanh nghiệp có đầy đủ tư cách pháp nhân và hiện đang hoạt động tại thời điểm vay
  • Chứng minh được khả năng trả nợ qua các báo cáo tài chính trước khi lập hồ sơ vay vốn.
  • Doanh nghiệp không có nợ xấu hay nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng khác.
  • TSĐB phải phù hợp với quy địn của chính phủ và ngân hàng đó.
  • Chứng minh được mục đích sử dụng vốn rõ ràng, minh bạch.

– Điều kiện đối với tài sản thể chấp của doanh nghiệp:

Tài sản thể chấp của doanh nghiệp thường là nhà xưởng, máy móc, quyền sử dụng đất, ô tô, giấy đăng ký kinh doanh,… nhưng phải đảm bảo các điều kiện sau:

  • Thuộc quyền sở hữu, quản lý và sử dụng của chính doanh nghiệp đi vay.
  • Tài sản được nhà nước công nhận, không bị ngăn cấm trong các hoạt động mua bán, thế chấp, chuyển đổi…
  • Tài sản thế chấp không vướn tranh chấp về quyền sỡ hữu, sử dụng hay quản lý.

5. Hồ sơ và thủ tục vay vốn

Khách hàng doanh nghiệp có thể đến trực tiếp ngân hàng để được tư vấn viên hướng dẫn cách làm hồ sơ vay vốn, khi đã hiểu rõ thì những giấy tờ và hồ sơ sẽ do chính doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhưng phải cam kết tất cả thông tin đều đúng sự thật. Nếu một trong các thông tin bị sai lệch, ngân hàng có thể coi đó là vi phạm hợp đồng và có quyền thu nợ trước hạn, xử lý tài sản thể chấp. Do đó, doanh nghiệp phải kiểm tra cẩn trọng những gì mình đã ghi để đảm bảo thực hiện đúng, tránh rủi ro không đáng có.

Ngoài ra, khi vay thế chấp ngân hàng, doanh nghiệp cần xem xét kỹ các điều khoản về tài sản bảo đảm nghĩa vụ vay và cần kiểm soát quá trình xử lý tài sản để tránh bị thiệt hại thêm. Trong trường hợp, khách hàng không có khả năng thanh toán khoản vay, để nhanh chóng thu hồi khoản nợ, ngân hàng sẽ chấp nhận bán tài sản với bất kỳ giá nào.

Tùy thuộc vào từng ngân hàng cụ thể sẽ có những yêu cầu để doanh nghiệp bạn hoàn tất việc vay vốn qua hình thức thế chấp. Nhìn chung, để vay được tiền của ngân hàng qua hình thức vay thế chấp, doanh nghiệp cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Bản sao giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
  • Đơn đề nghị được vay thế chấp ở ngân hàng, theo mẫu cụ thể của từng ngân hàng
  • Báo cáo tài chính của doanh nghiệp
  • Phương án trả nợ cả gốc lẫn lãi của doanh nghiệp
  • Các chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay
  • Các giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo khoản vay của doanh nghiệp

6. Lãi suất cho vay doanh nghiệp và các chi phí có thể phát sinh

Doanh nghiệp cũng cần nắm rõ lãi suất vay thế chấp, đối với nhiều chương trình ưu đãi vay, ngân hàng thường chỉ áp dụng lãi suất ưu đãi cho vài tháng đầu sau đó lãi sẽ tùy theo điều chỉnh của ngân hàng, khi đó doanh nghiệp cần nắm rõ về lãi suất áp dụng cũng như các tính lãi.

Thông thường khi vay vốn, người ta chỉ chú ý đến lãi suất cho vay như lãi suất vay mua xe, vay mua nhà, vay kinh doanh, nhưng thực tế, ngân hàng thường yêu cầu khách hàng phải thanh toán các chi phí phát sinh như phí thu xếp khoản vay, phí cam kết rút vốn, phí hủy bỏ cam kết cho vay…nhiều doanh nghiệp phải chịu cả chi phí luật sư cho ngân hàng. Do đó trước khi vay doanh nghiệp cần nắm rõ tất cả các chi phí phát sinh để tránh các khoản phí mập mờ.

Với những thông tin trên, hi vọng các bạn đã hiểu rõ thể nào là vay thế chấp doanh nghiệp cũng như tầm quan trọng của vốn trong sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, các bạn có thể đến trực tiếp các ngân hàng hoặc truy cập vào website cụ thể của ngân hàng đó để tham khảo thông tin.

Chúc các bạn sẽ sớm có giải pháp tài chính phù hợp cho công ty!

Mở hộp Vivo Y15
About Us

Trang thông tin và trao đổi kiến thức công nghệ hiện đại. Các thông tin công nghệ được cập nhật và truyền tải đến đọc giả một cách nhanh chóng.