Categories: Kinh Tế

Hiện trạng phát triển công nghiệp phụ trợ ngành điện tử ở khu vực Đông Á

Hiện nay công nghiệp phụ trợ cho các ngành công nghiệp điện tử chủ yếu được phát triển ở khu vực Đông Á, đây là một trong những hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp đặc thù trong bối cảnh hội nhập rộng rãi và các quốc gia công nghiệp mới (NICs) đang chuyển dịch mạnh mẽ các cơ sở sản xuất của mình đến gần với thị trường tiêu thụ hơn.

        Tại khu vực này đã hình thành một số các trung tâm lắp ráp các sản phẩm điện tử lớn của khu vực trên cơ sở thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Chẳng hạn như: Malaixia là một trung tâm sản xuất lắp ráp trang thiết bị điện tử tin học viễn thông, Thái Lan là trung tâm sản xuất lắp ráp trang thiết bị điện tử dân dụng, Philippin và Singapore là trung tâm phần mềm điện tử tin học viễn thông.

        Thông thường các quốc gia này bắt đầu từ cách thức lắp ráp dựa trên cơ sở thu hút đầu tư FDI từ những tập đoàn hoặc công ty nước ngoài. Lúc đầu chính phủ các nước cũng có những yêu cầu bắt buộc đối với những tập đoàn hoặc công ty nước ngoài tăng cường tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm bằng cách khuyến khích phát triển các cơ sở sản xuất phụ trợ ở nước sở tại và han chế nhập khẩu bằng việc đánh thuế cao các loại hàng hoá, linh kiện và phụ tùng nhập khẩu.

        Sau đó một thời gian, những bộ phận này không còn duy trì được vì nó làm giảm mức độ cạnh tranh và sự tự vận động của các doanh nghiệp trong nước do đó làm cản trở dòng vốn nước ngoài đổ vào nước sở tại. Cùng với việc tăng cường hội nhập quốc tế, hàng rào thuế quan bị dỡ bỏ, các quốc gia này chuyển sang tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước liên kết với các tập đoàn đa quốc gia nước ngoài để phát triển các cơ sở sản xuất các sản phẩm phụ trợ nôi địa.

        Tiếp đến một loạt các biện pháp được tiến hành định hướng cho sự phát triển như: thành lập các tổ chức đầu ngành để làm cầu nối giữa khu vực tư nhân và khu vực nhà nước, phối hợp và kết hợp lợi ích của các doanh nghiệp tư nhân với nhau, xây dựng chính sách phát triển ngành đồng thời xây dựng và quản lý việc thực hiện ngân sách và các dịch vụ dành cho khu vực kinh tế tư nhân, tăng cường phát triển tiềm năng khoa học công nghệ quốc gia, phát triển hệ thống khoa học công nghệ, xúc tiến hợp tác giữa các cơ quan tư nhân và nhà nước để nghiên cứu khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực, cung cấp tài chính, đổi mới cơ chế…Khuyến khích cao sự phát triển của công nghiệp phụ trợ dựa trên sự ủng hộ của các tập đoàn nước ngoài và chính phủ của họ.

 

Share

Recent Posts

Phân tích hành vi người tiêu dùng: Các xu hướng tiêu dùng mới

Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, hành vi tiêu dùng của…

2 days ago

Khủng hoảng truyền thông ở Việt Nam: Nguyên nhân và tác động.

Truyền thông là một phần quan trọng của đời sống xã hội hiện đại, đóng…

1 month ago

Tận dụng AI trong khủng hoảng truyền thông của doanh nghiệp

Truyền thông là một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một Doanh…

1 month ago

Ứng dụng social listening quản lý khủng hoảng mạng xã hội

Khủng hoảng truyền thông là tình hình xảy ra sự cố trong lĩnh vực truyền…

1 month ago

Tìm hiểu về các yếu tố cấu thành nên Insight khách hàng

Trong thời đại công nghệ số phát triển như hiện nay, việc thu thập và…

2 months ago

Social Listening Vietnam – Định nghĩa và ý nghĩa trong Marketing

Trong thời đại số hóa hiện nay, việc sử dụng các nền tảng mạng xã…

2 months ago