Categories: Kinh Tế

Mở ra một hướng đi mới cho các DN thương mại điện tử

Nếu cuối năm 2003 số người truy cập Internet ở Việt Nam là khoảng 3,2 triệu người, thì đến nay con số này đã tăng lên gấp 6 lần tức khoảng 19,3 triệu người, chiếm tỷ lệ 22,96% dân số cả nước.Những thống kê này cho thấy một tín hiệu lạc quan về sự phát triển TMĐT ở Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010.

Theo thống kê của Vụ TMĐT thuộc Bộ Thương mại, đến cuối năm 2005, Việt Nam đã có khoảng 20.000 website của các doanh nghiệp, trong đó số tên miền.vn (như .com.vn,.net.vn…) đã tăng từ 2.300 (năm 2002) lên 5.510 (năm 2003) và 9.037 (năm 2004).

Tuy nhiên, các website này vẫn còn phát triển hạn chế, chưa có website nào thực sự phát triển đột phá vì nhiều nguyên do. Những mặt hàng được bán phổ biến trên mạng tại Việt Nam hiện nay gồm: hàng điện tử, kỹ thuật số, sản phẩm thông tin (sách điện tử, CD, VCD, nhạc…), thiệp, hoa, quà tặng, hàng thủ công mỹ nghệ. Các dịch vụ ứng dụng thương mại điện tử nhiều như: du lịch, tư vấn, CNTT, dịch vụ thông tin (thông tin tổng hợp, thông tin chuyên ngành…), giáo dục và đào tạo… Các doanh nghiệp cũng đã quan tâm nhiều hơn về việc lập website để giới thiệu thông tin, hỗ trợ marketing, bán hàng qua mạng… Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn doanh nghiệp có website mới chỉ xem website là kênh tiếp thị bổ sung để quảng bá hình ảnh công ty và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, do đó doanh nghiệp chưa đầu tư khai thác hết những lợi ích thương mại điện tử có thể mang lại cho doanh nghiệp.

Nhìn chung, việc phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam hiện còn mang tính tự phát, chưa được định hướng bởi chính phủ và các cơ quan chuyên môn nhà nước.

Để phát triển một hướng kinh doanh mới, doanh nghiệp luôn đối mặt với nhiều khó khăn. Một trong những khó khăn lớn là phải cạnh tranh khốc liệt với DN trong khu vực, đặc biệt là DN Trung Quốc, trong việc thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển ngành. Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, nguồn nhân lực yếu, chất lượng Internet chưa cao cũng tạo trở ngại cho doanh nghiệp triển khai kinh doanh trực tuyến. Các nguồn lực đầu tư trong nước và nước ngoài chưa đem lại hiệu quả thực sự cho doanh nghiệp. Tuy khó khăn còn nhiều, nhưng với sự năng động của mình và sức hút từ những lợi ích có thể có được, doanh nghiệp trong nước đang tích cực khai thác lợi thế của loại hình kinh doanh dịch vụ trực tuyến.

 

 

Share

Recent Posts

Phân tích hành vi người tiêu dùng: Các xu hướng tiêu dùng mới

Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, hành vi tiêu dùng của…

3 days ago

Khủng hoảng truyền thông ở Việt Nam: Nguyên nhân và tác động.

Truyền thông là một phần quan trọng của đời sống xã hội hiện đại, đóng…

1 month ago

Tận dụng AI trong khủng hoảng truyền thông của doanh nghiệp

Truyền thông là một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một Doanh…

1 month ago

Ứng dụng social listening quản lý khủng hoảng mạng xã hội

Khủng hoảng truyền thông là tình hình xảy ra sự cố trong lĩnh vực truyền…

1 month ago

Tìm hiểu về các yếu tố cấu thành nên Insight khách hàng

Trong thời đại công nghệ số phát triển như hiện nay, việc thu thập và…

2 months ago

Social Listening Vietnam – Định nghĩa và ý nghĩa trong Marketing

Trong thời đại số hóa hiện nay, việc sử dụng các nền tảng mạng xã…

2 months ago