Trái phiếu doanh nghiệp là một loại trái phiếu phổ biến và là kênh đầu tư được rất nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên khi tìm hiểu về loại trái phiếu này, nhà đầu tư cũng cần biết về việc phát hành trái phiếu. Vậy trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu một số điều cần biết khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp là gì?
Dưới đây là một số điều mà nhà đầu tư cần biết về việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Khi hiểu được mục đích của việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp là gì thì bạn sẽ dễ dàng nhận thấy cách sinh lời khi đầu tư vào trái phiếu. Từ đó cũng dễ dàng phán đoán lãi/lỗ của việc đầu tư trái phiếu.
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu để làm gì?
Trái phiếu doanh nghiệp là sản phẩm do doanh nghiệp phát hành để huy động vốn từ cộng đồng. Khi mua và sở hữu trái phiếu doanh nghiệp, điều này có nghĩa là nhà đầu tư đang cho doanh nghiệp vay với lãi suất niêm yết. Vì vậy, khi doanh nghiệp cần huy động vốn để tăng trưởng, họ vay vốn từ các nhà đầu tư thông qua hình thức phát hành trái phiếu và trả lãi có kỳ hạn.
Cho vay thông qua đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ nhận được số tiền lãi cố định với lãi suất đều đặn. Phần lãi này có thể được nhận thường xuyên hoặc có thể được cộng vào tiền gốc dưới hình thức lãi kép. Sau khi đáo hạn, nhà đầu tư sẽ có nguồn vốn để tiếp tục mua trái phiếu hoặc chuyển sang hình thức đầu tư khác.
Do đó, các công ty phát hành trái phiếu là để huy động vốn. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể huy động tiền từ nhiều người trong một khoảng thời gian nhất định mà không cần phải huy động tiền từ các nhà đầu tư hoặc vay tiền từ ngân hàng. Đi đôi với lợi ích nhận được thì doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả lãi đúng cam kết cho các trái chủ (người sở hữu trái phiếu) và hoàn trả lại vốn sau khi đáo hạn.
Theo Nghị định số 163/2018/NĐ-CP Chính phủ ban hành ngày 4/12/2018 về việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp, doanh nghiệp được phép phát hành trái phiếu phải là các công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Ngoài ra, các công ty này phải đáp ứng các tiêu chí được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
Các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực ngân hàng, xổ số, chứng khoán và doanh nghiệp nhà nước thì bên cạnh việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về việc phát hành trái phiếu thì cũng vẫn phải thực hiện đúng các quy định của chuyên ngành. Ngoài ra các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp cũng được phép phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Doanh nghiệp nào được phát hành trái phiếu?
Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 20-CP của Chính phủ về Quy chế tạm thời phát hành trái phiếu và cổ phiếu của doanh nghiệp Nhà nước ngày 17/9/1994, các doanh nghiệp nhà nước muốn phát hành trái phiếu phải đáp ứng các điều kiện sau:
Doanh nghiệp nhà nước có phát hành trái phiếu được không?
Mệnh giá tối thiểu khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong nước là 100.000 đồng/trái phiếu. Các mệnh giá khác đều phải là bội số của mệnh giá tối thiểu này. Ngoài ra, công ty cũng có thể phát hành trái phiếu cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Tuy nhiên, các tổ chức của Việt Nam không được phép sử dụng ngân sách nhà nước hoặc các quỹ để đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.
Về lãi suất trái phiếu, doanh nghiệp sẽ tự đưa ra một mức lãi suất cố định, có thể lựa chọn lãi suất thả nổi theo thị trường hoặc kết hợp lãi suất cố định và thả nổi. Doanh nghiệp phải công bố công khai cơ sở xác định mức lãi suất cho các nhà đầu tư mua trái phiếu.
Các doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải có hồ sơ, quy định, cam kết về việc trả lãi và hoàn vốn khi đáo hạn cho trái chủ. Việc phát hành và mua/bán trái phiếu chỉ được thực hiện khi hai bên đảm bảo thực hiện đúng nghĩa vụ trong suốt quá trình nhà đầu tư sở hữu trái phiếu.
Những quy định về việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp là gì
>> Xem thêm: Mở tài khoản tại HSC để đầu tư chứng khoán tại đây
Bài viết trên đã giúp bạn hiểu được một số điều cần biết khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp là gì. Từ đó bạn có thể cân nhắc và lựa chọn trái phiếu này là kênh đầu tư cho bản thân.
Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, hành vi tiêu dùng của…
Truyền thông là một phần quan trọng của đời sống xã hội hiện đại, đóng…
Truyền thông là một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một Doanh…
Khủng hoảng truyền thông là tình hình xảy ra sự cố trong lĩnh vực truyền…
Trong thời đại công nghệ số phát triển như hiện nay, việc thu thập và…
Trong thời đại số hóa hiện nay, việc sử dụng các nền tảng mạng xã…