Xu hướng nghề nghiệp: Có thể nói cho đến nay vẫn chưa có tác giả nào đưa ra một khái niệm cụ thể về xu hướng nghề nghiệp. Khi nghiên cứu vấn đề này các nhà khoa học thường tiếp cận trực tiếp các yếu tố cấu thành của xu hướng như: Nhu cầu nghề nghiệp, động cơ nghề nghiệp, hứng thú nghề nghiệp, lý tưởng nghề nghiệp, nguyện vọng nghề nghiệp…
* Nhu cầu và động cơ nghề nghiệp:
Tất cả mọi sự lựa chọn nghề đều có xuất phát điểm từ nhu cầu của cá nhân, khi học sinh thấy rằng trong tình trạng hiện tại của bản thân còn có một khoảng trống: Chưa có nghề nghiệp, chưa có một vị thế xã hội đích thực, chưa có những điều kiện vật chất để thực hiện hoài bão… Tất cả những nhu cầu này sẽ tạo nên động cơ, đó là những yếu tố nội tại đưa cá nhân tới những hành vi nhằm thỏa mãn nhu cầu. Tuy nhiên cũng cần phải phân biệt giữa nhu cầu và ước muốn nghề nghiệp, ước muốn là sự lựa chọn tổng quát để thoả mãn một nhu cầu nghề nghiệp cụ thể. Nhu cầu là một khái niệm vượt ra ngoài giá trị vật chất của nghề nghiệp, là một yếu tố quan trọng mà những người làm công tác hướng nghiệp cần phải hiểu rõ để tác động đúng. Động cơ thúc đẩy việc lựa chọn nghề thường phản ánh nhu cầu chọn nghề hơn là phản ánh các giá trị do nghề đó đem lại. Sự lựa chọn nghề nghiệp của học sinh bao giờ cũng bị chi phối bởi một hệ thống động cơ nhất định. Những động cơ này thường bắt nguồn từ những nhu cầu, hứng thú, sở thích riêng của mỗi cá nhân học sinh và được hình thành dưới tác động hợp thành của động cơ bên trong và động cơ bên ngoài. Động cơ bên trong có vai trò quan trọng thúc đẩy con người đạt tới những mục tiêu nhất định trong quá trình tiến tới mục đích nghề được lựa chọn. Nó là tiền đề nội lực cơ bản cho sự lựa chọn và hoạt động nghề nghiệp sau này của học sinh, nó giúp cho cá nhân học sinh sử dụng có hiệu quả những tư chất, năng lực, kinh nghiệm của mình để trước hết là chọn được một nghề theo ý nguyện và sau đó là để thực hiện tốt những yêu cầu đặt ra cho hoạt động nghề nghiệp. Những động cơ bên trong có thể bao gồm: trình độ kiến thức về khoa học, kỹ thuật, công nghệ, hứng thú, nguyện vọng, năng lực sở trường của bản thân đối với nghề đó; tiềm năng nhận biết và hiểu được ý nghĩa xã hội, giá trị xã hội của nghề . [8], [21]
Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, hành vi tiêu dùng của…
Truyền thông là một phần quan trọng của đời sống xã hội hiện đại, đóng…
Truyền thông là một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một Doanh…
Khủng hoảng truyền thông là tình hình xảy ra sự cố trong lĩnh vực truyền…
Trong thời đại công nghệ số phát triển như hiện nay, việc thu thập và…
Trong thời đại số hóa hiện nay, việc sử dụng các nền tảng mạng xã…