Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài là nguồn lực quan trọng nhất hiện nay để phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ điện tử qua đó phát triển công nghiệp điện tử của quốc gia.
Đẩy mạnh mối liên kết giữa các công ty đa quốc gia nước ngoài với các doanh nghiệp trong nước cần được ưu tiên hàng đầu. Các doanh nghiệp của Việt Nam cần phải nỗ lực hết mình trong việc cải thiện năng lực để trở thành nhà cung cấp cho các nhà sản xuất FDI hoặc cho các khách hàng nước ngoài. Chính phủ cũng cần có những chính sách để hỗ trợ cho những nỗ lực đó.
Điều này sẽ giúp cho nền công nghiệp trưởng thành từ nền sản xuất lắp ráp đơn giản theo đơn đặt hàng của nước ngoài thành một đối tác khó có thể thay thế trong mạng lưới sản xuất toàn cầu. Nó cũng giải quyết được mối quan hệ phụ thuộc giữa các quốc gia kém phát triển với các quốc gia đi trước, sẽ không còn là mối quan hệ một chiều mà trở thành quan hệ song phương bình đẳng vì chính các quốc gia đó cũng sẽ phụ thuộc vào các quốc gia đang sản xuất tích hợp cho mình. Nếu Việt Nam thực hiện được điều này thì quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản sẽ được nâng lên một tầm cao hơn.
Trong số các nước ASEAN thì Thái Lan và Việt Nam được Nhật bản coi là ứng cử viên hàng đầu cho cách thức sản xuất tích hợp này. Đã đến lúc chính phủ cần đưa ra được những mục tiêu rõ ràng liên quan đến cách thức sản xuất cùng với những kế hoạch hành động thích hợp nhất là đối với một số ngành công nghiệp thâm dụng vốn và công nghệ cao mà chưa thể tự mình đứng vững. Chính phủ Nhật Bản và cộng đồng khối doanh nghiệp cũng phối hợp chủ động để hỗ trợ hợp tác kinh doanh và hỗ trợ kỹ thuật cho mục tiêu này. Với việc sản xuất tích hợp thì trong thời gian đầu các doanh nghiệp trong nước có thể bị phụ thuộc vào Nhật Bản. Ngược lại, với sự liên kết này thì Nhật bản cũng sẽ bị phụ thuộc vào Việt Nam. Khi xây dựng quan hệ đối tác chiến lưổctng ngành chế tạo , khi cần mở rộng đầu tư sang nước khác, các nhà lắp ráp Nhật Bản cũng kéo theo các nhà cung cấp Việt Nam, tương tự như một số các nhà cung cấp Thái lan đã đầu tư vào Việt Nam theo như yêu cầu của các nhà lắp ráp Nhật Bản. Trong thời gian tới đây có thể là mô hình sản xuất hiệu quả nhất để tiếp nhận vốn và chuyển giao công nghệ nhanh nhất từ các nước sang các doanh nghiệp Việt Nam.