Tại thời điểm 01/07/2004, dân số Việt Nam cả nước 82 triệu người, tăng gần 2,7% so với cùng thời điểm năm 2003. Đến năm 2015 dân số Việt Nam dự đoán tăng thêm 100 triệu người. Thị trường tiêu thụ nội địa rất lớn, các doanh nghiệp dệt may không thể bỏ qua cơ hội chiếm lĩnh thị trường nội địa.
Ở khu vực nông thôn, trung du, miền núi với số dân chiếm 80%, nhưng GDP bình quân đạt khoảng 200 USD/người/năm. Nhu cầu tiêu thụ hàng hóa ở nhóm khách hàng này là sản phẩm bền, giá rẻ, phục vụ tại chỗ. Ở khu vực thành thị, thị xã, các trung tâm công nghiệp … trong cả nước. Sản phẩm dệt may muốn tiêu thụ được ở khu vực này đòi hỏi sản phẩm phải đạt chất lượng cao, mẫu mã phong phú, hợp thị hiếu từng địa phương, từng mùa. Đặt biệt quan tâm đến số lượng nữ, thanh niên, đồng phục cho trẻ em, đồng phục công sở…
Các nhà sản xuất ước lượng nhu cầu tiêu thụ vải của mỗi người dân Việt Nam trung bình 9-10m/người/năm. Nhiều công ty dệt may trước kia chỉ chú trọng vào xuất khẩu thì bây giờ đã tập trung nhiều vào thị trường trong nước và thu được nhiều thành công. Theo Hiệp Hội Dệt May Việt Nam tính đến 31/12/2004, tổng doanh thu ngành dệt may Việt Nam đạt 1,1 tỷ USD nội địa và kim ngạch xuất khẩu đạt 4,386 tỷ USD.
Trong năm 2006, tổng tiêu thụ nội địa ước đạt 1,8 tỷ USD, trong khi đó, xuất khẩu dệt may đạt 5,8 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng trong tiêu thụ hàng nội địa đạt khoảng 15%/năm, nhưng cũng chỉ chiếm ¼ năng lực sản xuất. Phần lớn các doanh nghiệp chỉ chú trọng đầu tư để xuất khẩu là chính, chưa quan tâm nhiều cho phát triển xây dựng thương hiệu trên thị trường nội địa.
Hiện nay, thị trường dệt may nội địa Việt Nam có xu hướng mở rộng nhanh chóng trong những năm gần đây. Tuy nhiên, thị trường dệt may nội địa Việt Nam đang bộc lộ một số tồn tại cần phải khắc phục: Hàng không rõ nguồn gốc tràn lan. Do xu hướng tự do hóa thương mại toàn cầu nên hàng dệt may được cung ứng từ rất nhiều nguồn khác nhau, khó phân biệt được nguồn gốc, xuất xứ.
Giá cả không theo quy chuẩn nào. Hàng hóa trong nước có chất lượng tốt nhưng giá thành cao khó cạnh tranh được với hàng hóa không rõ nguồn gốc với giá cả linh hoạt. Khó phân biệt được chất liệu và cũng như đảm bảo về chất lượng.
Hàng dệt may sản xuất trong nước đang bị cạnh tranh quyết liệt trên sân nhà do hoạt động quản lý thị trường chưa thật chặt chẽ. Hàng nhập lậu không rõ xuất xứ bán tràn lan gây xáo trộn lớn trên thị trường, tác động xấu môi trường kinh doanh, tạo ra sự cạnh tranh không công bằng giữa hàng trốn lậu thuế với hàng hóa sản xuất trong nước.