Tần suất nhập viện điều trị nội trú của người tham gia BHYT bắt buộc ở nước ta trong những năm qua không có biến động lớn, nhưng cao hơn tỷ lệ nhập viện của một số nước phát triển. Tỷ lệ người cao tuổi trong chiếm số đông trong nhóm người tham gia BHYT bắt buộc ở nước ta có thể là một trong các nguyên nhân của tình trạng trên.
So sánh tần suất nhập viện điều trị giữa các nhóm tham gia BHYT bắt buộc, người nghèo và tự nguyện cũng cho kết quả tương tự như khu vực khám chữa bệnh ngoại trú: trong khi bình quân có 16 – 18 lượt nhập viện trên 100 người tham gia BHYT bắt buộc thì chỉ có 6 lượt trên 100 người nghèo và 5 lượt ở học sinh, sinh viên. Nguyên nhân của tần xuất sử dụng dịch vụ y tế thấp ở nhóm người nghèo được thường được giải thích bằng một số lý do chính sau đây:
Người nghèo thiếu hiểu biết về quyền lợi BHYT; Người nghèo ít có khả năng tiếp cận với dịch vụ y tế, bởi một số rào cản, trong đó có vấn đề chi phí gián tiếp vượt quá khả năng tài chính của người nghèo (tiền ăn, tìền tàu xe, mất thu nhập khi đi chữa bệnh và các khỏan phí không chính thức khác tại bệnh viện). Ngay tại các đô thị lớn, tần suất sử dụng dịch vụ y tế của người nghèo cũng thấp hơn rõ rệt so với các đối tượng tham gia BHYT bắt buộc khác.
Tại Hà nội15, năm 2004 cứ 100 người nghèo thì có 4,4 lượt điều trị nội trú, trong khi đó cứ 100 người tham gia BHYT bắt buộc tại Hà nội thì có 10,5 lượt điều trị nội trú. Trong nhóm 498.600 học sinh, sinh viên Hà nội tham gia BHYT thì tần suất điều trị nội trú là rất thấp, chỉ có 0,38 lượt/100 học sinh trong năm.
Nhu cầu khám chữa bệnh nội trú cao nhất thuộc về những người nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, là nhóm chiếm tỉ lệ khoảng 20% người tham BHYT trong giai đoạn trước ngày 1/7/2005 (sau thời điểm này nhóm đối tượng BHYT bắt buộc sẽ có thêm trên 21 triệu người nghèo). Cũng theo kết quả khảo sát tại Hà nội, cứ 100 cán bộ hưu trí, mất sức thì có 20,46 lượt nhập viện nội trú, trong khi các nhóm tham gia BHYT bắt buộc khác tần suất này dao động xung quanh 5 lượt/năm.
Tương tự nhưđối với dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trú, tần suất nhập viện điều trị của người tham gia BHYT cũng đã tăng rất nhanh trong hai năm qua. Tại Hà Nội, quý I năm 2006, số lượt điều trị nội trú tăng 131% so với quý I năm 2005. Tổng chi phí điều trị nội trú tăng 169%, chi phí bình quân cho một ngày điều trị cũng nhưmột đợt điều trị nội trú của quý I năm 2006 đều tăng hơn cùng kỳ năm trước. Tại các địa phương khác, tình hình xảy ra tương tự.