Thuận lợi của dệt may xuất phát từ hỗ trợ bên ngoài

Thuận lợi của dệt may xuất phát từ hỗ trợ bên ngoài

• Có thể nhận thấy điểm đầu tiên là sự thuận lợi của Việt Nam trong khi tiếp cận thị trường Nhật là sự gần gũi về phong tục, tập quán, có nền văn hóa tương đồng vì vậy sản phẩm dễ được chấp nhận.

• Quan hệ Việt – Nhật được thiết lập từ năm 1973 và cùng với thời gian mối quan hệ này ngày càng được củng cố, phát triển trên cơ sở hợp tác và cùng có lợi. Trong nhiều năm qua Nhật luôn là nhà tài trợ ODA lớn nhất của Việt Nam. Xét về tổng thể khi mối quan hệ cả hai nước tốt đẹp thì đó là điều kiện thuận lợi nhất cho giao thương giữa các doanh nghiệp hai nước với nhau. Đây là một trong những lợi thế của doanh nghiệp Việt Nam.

• Năm 2004 (theo năm tài chính của Nhật Bản từ tháng 04/2004 – 04/2005) là năm đánh dấu giai đoạn hồi phục rõ nét nhất của nền kinh tế Nhật Bản sau gần 10 năm trì trệ với tốc độ tăng trưởng GDP là 2,1% và hàng loạt các chính sách cải tổ nền kinh tế hiệu quả khác. Nhờ vậy tiêu dùng tăng một cách đáng kể, đồng yên lại tăng giá mạnh sẽ là những thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam nói chung, hàng dệt may nói riêng, xuất khẩu sang thị trường này trong thời gian tới.

• Khi là thành viên chính thức của WTO và được xóa bỏ hạn ngạch, Trung Quốc sẽ không mặn mà với thị trường Nhật bởi thị trường này khó tính mà đơn hàng không lớn như Hoa Kỳ; hơn nữa mối quan hệ Trung – Nhật căng thẳng do có xung đột về chính trị, văn hóa, lịch sử đang diễn ra trong thời gian gần đây; vì vậy nhiều nhà nhập khẩu dệt may Nhật đang nhắm đến thị trường Việt Nam. Đây sẽ là một cơ hội lớn cho Việt Nam bởi chỉ cần khách Nhật chuyển 10% số đơn hàng dệt may đang sản xuất tại Trung Quốc sang Việt Nam là chúng ta đã có gần 1 tỷ USD.

 

Mở hộp Vivo Y15
About Us

Trang thông tin và trao đổi kiến thức công nghệ hiện đại. Các thông tin công nghệ được cập nhật và truyền tải đến đọc giả một cách nhanh chóng.