Đối thủ tiềm ẩn của ngành dệt may

Ngày nay khi Việt Nam đã gia nhập vào WTO, hoạt động thương mại quốc tế ngày một phát triển. Khả năng thâm nhập vào thị trường nội địa của Việt Nam đối với các quốc gia trên thế giới ngày càng có điều kiện thuận lợi hơn. Cũng như sự tự do tham gia vào thị trường thế giới của các nước trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

Đồng thời thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc là thị trường rộng lớn dễ thu hút các nhà đầu tư tham gia vào thị trường này. Chính vì vậy đối thủ tiềm ẩn của Việt Nam trong lĩnh vực may mặc là rất lớn. Các nước trong khu vực Châu Á như Thái Lan, Pakistan, Ấn Độ, Đài Loan là những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn trong ngành với những lợi thế về thời trang, nguyên phụ liệu, tay nghề.

Năm 2006, thị trường sợi phát triển rất tốt sản lượng ước tăng gần 15% nên lượng nhập bông xơ chiếm tỷ trọng cao (14%) trên tổng kim ngạch nhập khẩu của Vinatex, sản xuất sợi trong nước đã có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường nên lượng nhập sợi đã giảm, chỉ chiếm tỷ trọng 3% so với 10% của toàn ngành dệt may Việt Nam.

Về vải, các doanh nghiệp dệt đang từng bước củng cố, sản lượng vải dệt thoi sản xuất cung ứng ở thị trường tăng 8% nên đã góp phần giảm kim ngạch nhập khẩu vải xuống còn 20% so với toàn ngành vẫn ở mức cao là 52%. Năm 2006, một số doanh nghiệp cổ phần do thiếu vốn, sợ rủi ro nên đã chuyển từ phương thức sản xuất giá FOB sang làm hàng gia công nên nhập khẩu nguyên phụ liệu tăng cao chiếm tỷ trọng 58% so với 34% của toàn ngành.

Mở hộp Vivo Y15
About Us

Trang thông tin và trao đổi kiến thức công nghệ hiện đại. Các thông tin công nghệ được cập nhật và truyền tải đến đọc giả một cách nhanh chóng.