Thương mại điện tử đối với phạm vi toàn xã hội

Kỷ nguyên số hóa, phát triển kinh tế tri thức đã bắt đầu với TMĐT là một thành tố. Bởi thế TMĐT nên đư­ợc nhìn nhận trong bối cảnh của nền kinh tế số hóa đang trỗi dậy, hứa hẹn việc số hóa phần lớn các hình thái hoạt động của con ng­ười. Điều đó có nghĩa là việc chấp nhận và áp dụng TMĐT nên đ­ược coi là vấn đề mang tính chiến l­ược hơn là vấn đề mang tính kỹ thuật.

Xột trờn bỡnh diện quốc gia, thương mại điện tử sẽ tạo tiền đề để có thể sớm tiếp cận nền kinh tế số hoỏ (digital economy), hay “nền kinh tế tri thức” (knowledge-based economy). Thương mại điện tử trực tiếp kớch thớch sự phỏt triển của ngành cụng nghệ thụng tin – một trong những ngành mũi nhọn trong nền kinh tế hiện đại, một ngành căn bản của “xã hội thông tin” hay “kinh tế tri thức”, đóng vai trũ ngày càng quan trọng trong nền kinh tế.

Thương mại điện tử cũng có xu hướng làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia. Trong hoạt động TMĐT quốc tế, các nước phát triển sẽ có lợi thế hơn rất nhiều so với các nước đang phát triển do kết cấu hạ tầng cơ sở CNTT, khuôn khổ pháp lý, môi trường kinh tế xã hội và hệ thống tài chính tại các nước đang phát triển thường yếu kém hơn nhiều.

Ngoài ra, nguy cơ lệ thuộc cụng nghệ đang là một vấn đề khiến các nước phải quan tâm. Khụng thể khụng thừa nhận rằng các nước phát triển, mà đứng đầu là nước Mỹ, đang khống chế toàn bộ công nghệ thông tin quốc tế, cả phần cứng cũng như phần mềm (phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng). Có thể nhận xét rằng trong khi đa số các nước cũn đang vật lộn trong nền “kinh tế vật thể”, thỡ Mỹ đó vượt lên và tiến nhanh trong nền “kinh tế ảo”, lấy “kinh tế tri thức”, “sở hữu trớ tuệ”, “giỏ trị chất xỏm” làm nền múng.

Bởi vậy, thương mại điện tử đang được các nước xem xét một cách cẩn trọng. Sự triển khai TMĐT là một xu thế tất yếu, hơn thế cũn mang lại nhiều cơ hội cạnh tranh, nhưng nếu chỉ vỡ bị bức bỏch mà tham gia, hay chỉ tham gia vỡ cỏc lợi ớch kinh tế vật chất cụ thể thỡ khụng đủ, mà phải có một chiến lược thích hợp để khỏi trở thành quốc gia thứ cấp về công nghệ, giành cơ hội vươn lên trong thế giới “số hóa”.

Tuy nhiên, cần xác định rằng mặt tích cực của thương mại điện tử là chủ yếu và sự phát triển TMĐT là một xu thế tất yếu đối với mọi quốc gia. Vấn đề quan trọng là mỗi quốc gia cần có chiến lược phát triển TMĐT và những chính sách phù hợp, hiệu quả, khai thác tối đa các lợi ích của TMĐT đồng thời có thể hạn chế những tác động bất lợi.

 

Mở hộp Vivo Y15
About Us

Trang thông tin và trao đổi kiến thức công nghệ hiện đại. Các thông tin công nghệ được cập nhật và truyền tải đến đọc giả một cách nhanh chóng.