Sự bùng nổ của mạng xã hội đã mang lại cho doanh nghiệp một phương tiện quảng bá, truyền thông sản phẩm hiệu quả. Tuy nhiên, mạng xã hội là một con dao hai lưỡi và sẵn sàng lan truyền nhanh chóng những vấn đề tiêu cực của doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để một doanh nghiệp xử lý khủng hoảng truyền thông hiệu quả? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có được câu trả lời nhé.
Khủng hoảng truyền thông là gì?
Khủng hoảng truyền thông là những tình huống bất ngờ, khẩn cấp đe dọa đến sự uy tín của doanh nghiệp. Những vấn đề này thường vượt ra khỏi tầm kiểm soát của doanh nghiệp, là tâm điểm thu hút sự chú ý của báo chí và giới truyền thông. Điều này khiến hoạt động kinh doanh và độ tin cậy của doanh nghiệp bị giảm sút nặng nề nếu không có biện pháp giải quyết nhanh chóng.
Khủng hoảng truyền thông là vấn đề mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải đối diện
Các loại khủng hoảng truyền thông hiện nay
Cạnh tranh không lành mạnh
Khi các công ty, doanh nghiệp là đối thủ sử dụng những thủ đoạn, phương thức xấu, vượt lên trên khuôn khổ pháp luật để bôi nhọ, hạ thấp danh dự, uy tín của đối phương. Dù đã có các biện pháp xử lý, tuy nhiên, những hành động này vẫn âm thầm “xuất hiện” và để lại tổn thất lớn cho doanh nghiệp.
Cá nhân làm tổn hại đến tổ chức, công ty
Khi một cá nhân thuộc một tổ chức, doanh nghiệp có động thái vi phạm các chuẩn mực, quy tắc đạo đức của công ty để lọt thông tin bất lợi tràn lan trên các phương tiện mạng xã hội khiến cho khách hàng mất niềm tin và quay lưng lại tẩy chay doanh nghiệp.
Khủng hoảng truyền thông liên đới
Là khi đối tác của công ty, doanh nghiệp vướng vào những lùm xùm, rắc rối tạo nên các tin đồn thất thiệt bôi nhọ danh tiếng của công ty, đánh đồng công ty với những việc làm sai trái của đối tác.
Đôi khi, doanh nghiệp phải xử lý khủng hoảng truyền thông liên quan tới chính đối tác của họ
Khủng hoảng tự sinh
Khi một sản phẩm của công ty, doanh nghiệp vô tình gặp lỗi và khi sản phẩm đến tay khách hàng thì bị “bóc phốt”, lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội, gây sự bất bình và phẫn nộ trong dư luận. Đây có thể nói là loại khủng hoảng dễ bắt gặp nhất ở các công ty, doanh nghiệp hiện nay.
Khủng hoảng chồng khủng hoảng
Khi đội ngũ truyền thông của công ty, doanh nghiệp không khéo léo trong việc xử lý khủng hoảng, không có thái độ thành khẩn nhận lỗi mà còn gây nên sự phẫn nộ dữ dội hơn từ cộng đồng. Do không có một chiến lược xử lý khủng hoảng truyền thông bài bản, chuyên nghiệp, việc càng sửa sẽ càng tạo nên hệ quả xấu cho doanh nghiệp.
Một số cách xử lý khủng hoảng truyền thông cho doanh nghiệp
Tìm hiểu nguyên nhân
Một cuộc khủng hoảng sẽ không thể nào được giải quyết hoàn toàn nếu doanh nghiệp không tìm ra nguyên nhân gốc rễ là gì. Vì vậy, bước đầu tiên doanh nghiệp cần làm chính là xem xét, tìm hiểu ngọn ngành lý do xuất hiện khủng hoảng.
Hãy tự đặt một số câu hỏi như “Ai là người chịu trách nhiệm cho khủng hoảng này?”, “Đối tượng nào hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc khủng hoảng?” và bạn sẽ nhanh chóng nhìn nhận ra vấn đề cần giải quyết là gì.
Tiếp nhận các phản hồi từ khách hàng
Đôi khi, khủng hoảng xảy ra do quan điểm của khách hàng đang sử dụng sản phẩm và doanh nghiệp không giống nhau. Vì thế, để giải quyết ổn thỏa khủng hoảng, doanh nghiệp cần chủ động tiếp nhận các phản ánh, xem xét kỹ lưỡng và giải đáp toàn bộ thắc mắc của khách hàng càng sớm càng tốt. Một khi khủng hoảng xảy ra, tốc độ phản hồi của doanh nghiệp không chỉ thể hiện tính chuyên nghiệp mà còn ảnh hưởng tích cực đến kết quả xử lý khủng hoảng về sau.
Đưa ra thông cáo báo chí
Khi nổ ra khủng hoảng truyền thông, cá nhân hay tổ chức liên quan sẽ trở thành tâm điểm chú ý của nhiều cơ quan báo chí và giới truyền thông. Thay vì chọn cách né tránh, doanh nghiệp nên chọn cách đối diện với vấn đề và đưa ra thông cáo báo chí cho vấn đề đang gặp phải. Đây có thể coi là cách giải quyết hợp lý nhất, nhằm xoa dịu dư luận.
Trung thực với truyền thông là cách tốt nhất để xoa dịu sự bất bình trong cộng đồng
Nhờ sự can thiệp từ pháp luật
Phương án cuối cùng để chấm dứt mọi xung đột chính là nhờ đến sự can thiệp của pháp luật. Doanh nghiệp thường sử dụng đến cách này khi muốn lấy lại niềm tin trong mắt công chúng, và mọi thỏa thuận đều không đi đến đâu cả. Bởi vì khách hàng sẽ luôn có xu hướng đặt niềm tin vào pháp luật hơn là những lời vu khống vô căn cứ trên mạng xã hội.
Hi vọng qua bài viết trên, các bạn đã biết những cách để xử lý khủng hoảng truyền thông cho doanh nghiệp của mình. Tùy vào mỗi công ty hay doanh nghiệp mà sẽ có những cách xử lý khác nhau, nhưng dù là cách nào đi chăng nữa, cũng phải hợp lòng cả đôi bên nhé.
>>> Xem thêm: Làm thế nào để hạn chế khủng hoảng xảy ra